Trả lời:
Các xét nghiệm máu gọi là chất chỉ điểm ung thư trong máu. Cần khẳng định rằng, chất chỉ điểm ung thư trong máu không hoặc có vai trò rất ít trong chẩn đoán xác định bệnh ung thư mà có giá trị trong theo dõi bệnh trong và sau điều trị, do các chất chỉ điểm ung thư có thể tăng trong các bệnh lành tính khác. Chỉ có một số chất chỉ điểm tương đối đặc hiệu như PSA trong ung thư tuyến tiền liệt, alpha FP trong ung thư gan…Có một máy chuyên dụng để định lượng nồng độ của chất chỉ điểm ung thư. Bất cứ nơi nào có máy đó đều có thể định lượng được chính xác nồng độ chất chỉ điểm ung thư trong máu của bạn, do vậy hầu hết các bệnh viện lớn như Bệnh viện K, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội… đều làm được. Khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị ung thư, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để các bác sĩ khám và điều trị, chứ không nên chỉ làm mỗi xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh.
2. Tôi hút thuốc lá 20 năm mỗi ngày 1 gói. Như vậy nguy cơ bị ung thư phổi của tôi có cao không? Để tầm soát ung thư phổi, tôi cần làm những kiểm tra, xét nghiệm nào?
Trả lời:
Hút thuốc lá được khẳng định là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng từ 10-20 lần với những người hút thuốc trên 1 bao trong 1 ngày và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao hơn 10 – 15 lần ở người hút thuốc lá so với người không hút. nNếu bạn vẫn duy trì tình trạng hút thuốc như hiện nay, bạn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi và các bệnh về hô hấp. Bạn nên đến cơ sở y tế khám và chụp phim XQ hoặc cắt lớp vi tính liều thấp để tầm soát ung thư phổi.
3. Tôi bị ung thư vòm họng đang trong quá trình hóa trị. Cứ sau mỗi lần hóa trị, tôi lại không ăn uống gì được và phải truyền nước biển. Mong bác sĩ hướng dẫn tôi cách chăm sóc trong quá trình này chế độ ăn uống để khỏe hơn.
Trả lời:
Ung thư vòm họng được điều trị chủ yếu bằng xạ trị và hóa chất. Bạn đang trong quá trình hóa trị. Hóa chất không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn tiêu hủy các tế bào lành, nên có khá nhiều tác dụng phụ làm cơ thể mệt mỏi, mất cảm giác ăn. đôi khi buồn nôn và nôn.
Khi mất cảm giác ăn thì nên ăn 6 bữa nhỏ và thường xuyên trong suốt cả ngày, thức ăn mềm có thể xay nhuyễn nhiều chất dinh dưỡng và rau xanh, nên có sẵn đồ ăn vặt trên tay bất kì lúc nào và ăn thức ăn có mùi hấp dẫn.
Khi có cảm giác buồn nôn, nên tránh thức ăn như thức ăn nóng, cay, các loại thực phẩm chiên và dầu mỡ, thức ăn có nhiều mùi, ăn uống quá nhanh, uống đồ uống trong bữa ăn. Chế độ ăn uống nên thử: ăn trước khi truyền hóa chất, ăn đồ ăn khô như bánh quy giòn, ăn nhạt, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, nên ngồi hoặc nằm và nâng phần trên cơ thể lên trong một giờ sau khi ăn.
Một số bác sỹ kê Olivecanthal trong và sau khi bệnh nhân điều trị hóa chất để tạo ra tác dụng hiệp đồng, giúp bệnh nhân nhanh phục hồi. Khi bạn có bất cứ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ, như sốt, ho khạc đờm xanh, tiêu chảy…
4. Tôi bị ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch, bác sỹ yêu cầu mổ và nạo vét hạch. Tính tới thời điểm này là trong một năm tôi mổ tới ba lần, sau đó tôi uống iod phóng xạ 1 lần là liều 151, một lần 30, hai lần liều 02, từ lúc uống iod phóng xạ 131 tới giờ đã hơn một năm rưỡi. Tôi có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh được không, uống iod phóng xạ và xạ trị thì có ảnh hưởng gì tới em bé không?
Trả lời:
Bệnh chị mắc là ung thư tuyến giáp đã di căn hạch. Giải phẫu bệnh là ung thư tuyến giáp thể nhú. Ung thư tuyến giáp là loại ung thư có tiên lượng tốt nhất trong tất cả các loại ung thư. Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật, điều trị bằng iod phóng xạ có vai trò hỗ trợ. Chị đã kết thúc liệu trình uống iod phóng xạ cách đây 1,5 năm, hiện tại chị hoàn toàn có thể có con trở lại, không ảnh hưởng gì đến em bé. Tuy nhiên trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, chị không được tiếp xúc với bất kỳ nguồn phóng xạ nào và vẫn nên đi khám định kỳ 3 tháng/lần để điều chỉnh thuốc bổ sung hormone.
5. Tôi đi siêu âm phát hiện polyp túi mật 6mm. Tôi nên uống thuốc hay điều trị thế nào cho khỏi. Để polyp ko phát triển nữa, tôi cần phải ăn kiêng những thực phẩm nào?
Trả lời:
Polyp túi mật thường lành tính. Trong các trường hợp, polyp túi mật có kích thước từ 1cm trở nên hay polyp túi mật gây ra triệu chứng như đau thì có chỉ định mổ cắt túi mật. Đối với polyp có kích thước từ 5-10 mm, nếu không gây ra triệu chứng nhưng có kèm theo sỏi túi mật cũng nên mổ sớm cắt túi mật qua nội soi.
Chế độ ăn hầu như không ảnh hưởng tới sự phát triển của polyp túi mật. Sức khỏe cũng hầu như không bị ảnh hưởng khi cắt túi mật.
Bạn nên đi khám định kỳ 3-6 tháng/lần để theo dõi sự tiến triển của polyp túi mật.
6. Tôi bị hạch ở góc hàm trái và phải nên đã đi tầm soát u vòm họng. Kết quả siêu âm và nội soi,sinh thiết tế bào máu của em bình thường.Bác sỹ kết luận tôi bị viêm A quá phát độ 2,em uống thuốc mà không thấy hết. Nếu dựa vào kết quả sinh thiết tế bào,có thể biết được mình mắc khối u ác tính được không(áp dụng cho tất cả các bệnh ung thư)?
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, xuất hiện hạch ở góc hàm hai bên sau nhiều lần viêm họng, viêm A quá phát, nội soi tai mũi họng, kết quả tế bào học bình thường, phần nhiều hạch đó là hạch viêm mãn tính. Thường thì các hạch đó không biến mất hoàn toàn do quá trình viêm đi viêm lại nhiều lần dẫn tới xơ hóa.
Còn câu hỏi về vai trò của tế bào học: khi kết quả trả lời về là tế bào ác tính thì khả năng mắc ung thư khá cao, còn khi kết quả trả lời là âm tính thì chưa được loại trừ hoàn toàn bạn không mắc ung thư. Còn kết quả sinh thiết thì gần như khẳng định chắc chắn là ung thư độ chính xác trên 95%.
7. Tôi mắc chứng u ác bướu ác đại tràng và đã phẫu thuật cắt bỏ, sau đó có truyền hóa chất, nhưng không rụng tóc để loại bỏ tế bào ung thư. hóa trị 12 lần. sau đó đi khám , kết quả đã hết tế bào ưng thư. 3 tháng sau đi khám lại thì có phát hiện mầm bệnh , các bác sỹ nói tế bào ung thư trong máu là 135, sau khi hóa trị lần 1 đợt 2 thì giảm xuống còn 110. Và có biểu hiện rụng tóc Tôi muốn hỏi bác sỹ: hóa trị như vậy có khỏi hoàn toàn không, và giai đoạn của tôi là giai đoạn mấy?
Trả lời:
Bạn bị ung thư đại tràng đã được phẫu thuật sau đó truyền hóa chất 12 đợt. 3 tháng sau bệnh quay trở lại, và đang tiếp tục được truyền hóa chất, như vậy nhiều khả năng bệnh là bạn tái phát trở lại, tức là ở giai đoạn 4. Khi bệnh ở giai đoạn này phần lớn mục tiêu điều trị là kiểm soát triệu chứng, Tuy nhiên cũng có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân có thể kéo dài nhờ các tiến bộ trong điều trị ung thư đại trực tràng bằng hóa chất kết hợp với điều trị nhắm trúng đích sử dụng hoạt chất Oleocanthal.
8. Mẹ tôi bị u màng não (mới phát hiện), uống thuốc hơn 3 tuần nay nhưng chỉ giảm đau mà khối u không giảm. Hôm nay tái khám, Bác sĩ yêu cầu phải mổ. Tôi muốn bồi dưỡng thêm để mẹ tôi có sức khoẻ tốt hơn trứơc khi mổ. Xin hỏi Bác sĩ, trước và sau khi mổ, mẹ tôi có thể dùng nấm linh chi đỏ hay không?
Trả lời:
U màng não có 2 loai u nguyên phát ở màng não , hoặc một số trường hợp ung thư từ nơi khác di căn đến màng não, đối với những trường hợp u nguyên phát ở màng não bệnh nhân có thể điều trị bằng nhiều phương pháp tại chỗ , tại vùng như phẫu thuật, xạ trị gia tốc hoặc gamma knife, trong các trường hơp u nhỏ không có triệu chứng thì bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ định kỳ. Trường hợp của mẹ bạn điều trị uống thuốc không đỡ ,tái khám bác sĩ yêu cầu nhập viện để mổ có nghĩa là khối u phát triển thì bạn nên sớm nhập viện để điều trị. Về vấn đề dùng nấm linh chi trước và sau khi mổ không được khuyến cáo trong y học hiện đại không giúp điều trị mà chỉ với mục đích nâng cao thể trạng.
9. Mẹ tôi bị K đại trực tràng giai đọan 2 nguy cơ cao (T4aNoMo), đã hóa trị 8 lần. Xin hỏi tình trạng tiên lượng bệnh giai đọan này thế nào? Mốc 5 năm trong bệnh ung thư có ý nghĩa gì, vì tôi nghe BS tại đây nói khả năng khỏi 5 năm là hơn 60%.
Trả lời:
Nhìn chung, bệnh lý ung thư đại trực tràng có tiên lượng khá tốt hơn so với nhiều bệnh lý ung thư khác như ung thư gan, ung thư phổi. Bệnh của người nhà bạn ở giai đoạn II, tiên lượng khá tốt. Bệnh lý ung thư là bệnh lý mạn tính, với đặc tính bệnh có thể tái phát và di căn. Người ta thường lấy mốc 5 năm trong bệnh ung thư là mốc coi như “khỏi bệnh” nếu một bệnh nhân ung thư không tái phát hay tái phát di căn trong 5 năm. Hiện tại bệnh của mẹ bạn đã điều trị ổn định, và điều quan trọng nhất thời điểm hiện tại là khám định kỳ đều đặn theo hẹn nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tái phát di căn để có thể điều trị kịp thời. Mẹ bạn nên bổ sung sản phẩm Olivecanthal định kỳ nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư xuất hiện trở lại.
10. Tôi được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư dạ dày và đã được phẫu thuật cắt bỏ dạ dày toàn phần, hiện tại đang chờ hoá trị. Xin bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn hoá trị nên ăn và không nên dùng những thực phẩm nào để đảm bảo cho thể trạng được tốt? Và trong suốt thời gian điều trị bằng hoá chất thì sinh hoạt như thế nào?
Trả lời
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là một phần điều trị của ung thư dạ dày. Không có dạ dày có thể là một thách thức khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, tiêu hóa. Các hội chứng Dumping, kém hấp thu và cảm giác no sớm có thể khiến bệnh nhân khó khăn để hấp thu đủ lượng calo giúp duy trì hoặc lấy lại cân nặng. Thông thường, sau khi cắt dạ dày, người bệnh thường bị giảm cân, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Một số lời khuyên dưới đây có thể hữu ích cho bạn cũng như người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày:
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm bao gồm các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thực phẩm giàu protein, các sản phẩm sữa vv…, có thể thêm những sản phẩm giàu Calo như bơ, dầu, pho mát, vv vào các món ăn của mình.
Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên – sáu đến tám lần mỗi ngày.
Uống đồ uống bổ dưỡng. Chất lỏng giàu dinh dưỡng có thể cung cấp nhiều Calo và rất tốt cho người bệnh ngay sau phẫu thuật. Thay vì chè, cà phê, soda hoặc nước tinh khiết, bạn hãy thử sữa, nước trái cây không đường, sữa trứng, vv…
Hãy suy nghĩ về thực phẩm như thuốc. Người bệnh sau cắt bỏ dạ dày thường không thèm ăn, không thấy đói. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn hãy nhớ rằng dinh dưỡng là một phần quan trọng của sức khỏe. Hãy coi các bữa ăn như là các loại thuốc chữa bệnh cần uống trong ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung vào việc ăn thực phẩm giúp chữa bệnh và tốt cho sức khỏe.
Đa số các loại hóa chất đều gây nôn, buồn nôn tạo cảm giác mệt mỏi, chán ăn cho người bệnh. Vì vậy ngoài chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, bạn nên tư vấn thêm bác sĩ điều trị phối hợp thêm các thuốc chống nôn khi cần thiết.
Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn quá cay…. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… tránh các công việc lao động nặng nhọc.