Các cơn đau liên quan đến bệnh ung thư bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến các cơn đau như:
Do chính khối u gây ra
Khối u di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể
Khối u phát triển về kích cỡ và chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống
Do các thủ thuật xét nghiệm có xâm lấn như chọc dò tủy sống (spinal tap), sinh thiết, chọc hút/sinh thiết tủy (bone marrow aspiration/ biopsy)
Đau do hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật gây nên
Có những cơn đau sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau với cường độ cao một cách đột ngột. Hiện tượng đó được gọi là cơn đau bộc phát (breakthrough pain). Thông thường, cơn đau bộc phát thường xảy ra giữa 2 liều điều trị giảm đau.
Có những cơn đau sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn đau với cường độ cao một cách đột ngột
Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp khác nhau để kiểm soát đau trong điều trị ung thư như:
Điều trị từ nguyên nhân gây đau: ví dụ như nguyên nhân dẫn đến cơn đau là do khối u chèn ép vào các dây thần kinh thì có thể giảm hoặc chấm dứt cơn đau bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoặc làm nhỏ kích cỡ bằng việc hóa trị hay xạ trị.
Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau để cơ thể thay đổi cảm nhận về cơn đau, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau và dễ chịu hơn.
Thực hiện các thủ thuật can thiệp quá trình truyền tín hiệu đau đến não bộ: Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau không được hiệu quả, người bệnh có thể cần đến các liệu pháp giảm đau đặc biệt như tiêm thuốc vào dây thần kinh, tủy sống hay các mô xung quanh dây thần kinh. Việc này nhằm cản trở quá trình truyền tín hiệu đau đến não bộ.