Khi bị chẩn đoán ung thư, người bệnh sẽ có những câu hỏi như: ung thư có nên điều trị không, điều trị ung thư hóa trị, xạ trị là gì?… Dưới đây là những thông tin quan trọng bệnh nhân cần nắm trước khi bắt đầu quá trình ra quyết định
1. Thông tin về loại ung thư của bệnh nhân
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau phụ thuộc vào từng loại ung thư và giai đoạn phát hiện khối u. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt để nắm và biết rõ tình trạng cụ thể của mình.
Phần lớn bệnh nhân sẽ có nhiều thắc mắc và câu hỏi liên quan đến căn bệnh ung thư mình mắc phải, chẳng hạn như bị ung thư có nên mổ không, ung thư có nên xạ trị không, … nhưng không hỏi trực tiếp bác sĩ mà thay vào đó là lên mạng tìm hiểu. Hãy cẩn thận vì nhiều trang web trực tuyến không chính thống có thể cung cấp nguồn thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm rằng ung thư không nên điều trị, khiến bệnh nhân lo sợ quá mức. Trong trường hợp này, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ đề xuất một số trang web uy tín và đáng tin cậy để bệnh nhân yên tâm tham khảo thông tin. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu trực tuyến, nếu bệnh nhân gặp phải những thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu thì có thể sử dụng từ điển y khoa hoặc hỏi trực tiếp nhân viên y tế có chuyên môn để được giải thích rõ ràng.
2. Các phương pháp điều trị ung thư có thể lựa chọn
Bệnh nhân cần được bác sĩ giới thiệu và giải thích về các phương pháp chữa trị thích hợp với loại ung thư mà họ mắc phải, cũng như giai đoạn phát triển của khối u. Một số hình thức điều trị phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật ung thư
- Xạ trị
- Hóa trị
- Liệu pháp hormon
- Liệu pháp nhắm trúng đích
- Liệu pháp miễn dịch
- Giám sát chủ động, hoặc là theo dõi chờ đợi
- Chăm sóc giảm nhẹ
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng
Sau khi hiểu rõ, bệnh nhân có thể cân nhắc bị ung thư có nên điều trị không và điều trị bằng cách nào.
3. Mục tiêu điều trị
Bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị để làm chậm, ngăn chặn hoặc loại bỏ tế bào ung thư. Các phương pháp điều trị ung thư cũng được áp dụng là chăm sóc giảm nhẹ, hay còn gọi là chăm sóc sau điều trị, nhằm kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ. Lúc này, bệnh nhân cần được bác sĩ giải thích và nắm rõ các mục tiêu của phương án điều trị, cũng như những tác động ảnh hưởng có thể xảy đến với người bệnh. Mục tiêu điều trị phải đảm bảo nhận được sự đồng ý chấp thuận từ cả hai phía là người bệnh và người làm chuyên môn.
4. Tác dụng phụ của từng hình thức chữa trị
Mặc dù các phương pháp điều trị giúp bệnh nhân kiểm soát được tế bào ung thư, nhưng đôi khi chính những hình thức can thiệp y tế này cũng có thể gây ra tác dụng phụ lâu dài. Có trường hợp khi người bệnh đã hoàn thành đợt điều trị thì hàng tháng và thậm chí nhiều năm sau tác dụng phụ mới xuất hiện.
Bị ung thư có nên truyền hoá chất không? Điều bệnh nhân cần làm là hỏi bác sĩ về những ảnh hưởng lâu dài có thể xảy ra của từng liệu pháp điều trị, cũng như cách để kiểm soát và hạn chế chúng xuất hiện. Đặc biệt, bệnh nhân cần thảo luận rõ với chuyên gia y tế về nguy cơ bị ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt tình dục và sức khỏe sinh sản, bao gồm rủi ro không thể có con sau này.
Trình bày rõ nguyện vọng và mối quan tâm của cá nhân trước khi điều trị giúp bệnh nhân có nhiều phương án để lựa chọn hơn nhằm bảo vệ khả năng sinh sản. Nếu không, bệnh nhân sẽ rơi vào tình huống bất ngờ vì tác dụng phụ của liệu pháp mình đã chọn, hoặc phải hồi hộp và chờ đợi kết quả cho đến khi đợt điều trị kết thúc.
5. Rủi ro và lợi ích của từng biện pháp
Tương tự như trên, bệnh nhân cần cân nhắc các mặt tích cực và tiêu cực của từng hình thức điều trị trước khi chọn lựa liệu pháp hay quyết định ung thư không nên điều trị, chẳng hạn như:
- Cơ hội chữa bệnh thành công
- Tác dụng phụ ngắn hạn và có thể xảy ra trong tương lai
- Nguy cơ ung thư sẽ tái phát sau khi điều trị
- Cơ hội và thời gian sống so với không điều trị
- Tác động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh hoạt độc lập của bệnh nhân
- Nguyện vọng của người bệnh và thân nhân gia đình. (Theo Vinmec)