Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh ung thư chiếm từ 2-4% các ung thư vùng đầu cổ. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Trên thực tế, nhiều người bệnh chủ quan không điều trị. Chỉ đến khi khối u to lên mới đi khám thì đã muộn.
1.Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt
Tuyến nước bọt bao gồm các tuyến nước bọt chính và phụ, trong đó các khối u tuyến mang tai chiếm 80%. Theo GLOBOCAN 2018, có 353 ca ung thư tuyến nước bọt mới mắc mỗi năm và đứng thứ 23 trong các bệnh ung thư chung. Độ tuổi hay gặp ung thư tuyến mang tai là khoảng 55 tuổi, mô bệnh học hay gặp là loại ung thư biểu mô biểu bì nhầy và ung thư biểu mô tuyến nang.
Đa số các trường hợp ung thư tuyến nước bọt không tìm thấy nguyên nhân bệnh sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh là: Sự tiếp xúc với bức xạ ion hóa, một số loại virus (Epstein Barr, Papiloma…), tiếp xúc với khói bụi công nghiệp (bụi nikel, amiăng…). Điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u ở giai đoạn sớm mang lại tiên lượng tốt, khi khối u có xâm lấn hay có di căn hạch vùng thì cần xạ trị, hóa trị kết hợp.
2. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt là loại ung thư thuộc vùng đầu cổ nên tuỳ thuộc vào vị trí cụ thể có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng rõ là người bệnh đau liên tục vùng mặt bên bệnh, liệt mặt. Triệu chứng lâm sàng điển hình là xuất hiện u vùng tuyến mang tai. U to gây biến dạng mặt. U dính với mô xung quanh. Da bề mặt tuyến sùi loét. Hạch vùng dưới hàm, cạnh cổ. Ở giai đoạn muộn, khối u to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.
Theo thống kê, ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở khu vực mang tai chiếm khoảng 70-80% trên tổng số người mắc ung thư tuyến nước bọt. Ở giai đoạn đầu khối u sẽ không có biểu hiện gì nguy hại đến sức khỏe con người. Ở các giai đoạn tiếp theo khối u phát triển xâm lấn, người bệnh cảm thấy tê liệt và nhức mỏi và sẽ xuất hiện hạch to ở vùng mang tai, vùng đầu hoặc có thể ở khu vực lân cận như: họng, mũi…
Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở dưới hàm chiếm khoảng 10-15 % trên tổng số người mắc ung thư tuyến nước bọt. Khối u ở vị trí này rất khó nhận biết và ở giai đoạn nặng người bệnh có các biểu hiện khó chịu ở miệng và đau nhức thường xuyên. Cảm thấy đau khi ăn uống, một số trường hợp lưỡi bị tê cứng.
Ung thư tuyến nước bọt nhỏ thường xuất hiện ở vùng mũi, thanh quản… Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi kèm theo các biểu hiện ngạt mũi, khó thở. Vùng khoang miệng bị đau nhức.
3. Các giai đoạn của ung thư tuyến nước bọt
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mới bắt đầu các tế bào ung thư xuất hiện và chưa có bất cứ một biểu hiện nào để người bệnh cảm nhận được.
Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ và bệnh nhân cảm nhận được dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của ung thư tuyến nước bọt và bệnh nhân không có khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.
4. Chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt
– Chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm vùng cổ, chụp CT scan vùng đầu – cổ, chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu – cổ, siêu âm ổ bụng tìm di căn, chụp Xquang phổi tìm di căn, xạ hình tuyến nước bọt , xạ hình , xạ hình , chụp PET/CT , … để chẩn đoán xác định khối u .
-Sinh thiết khối u.
5. Điều trị ung thư tuyến nước bọt
Nguyên tắc chung là phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến có u ác tính là phương pháp điều trị triệt căn có thể khỏi bệnh ở giai đoạn sớm.
Ở giai đoạn bệnh muộn hơn khi khối u xâm lấn rộng ngoài nhu mô tuyến và/hoặc di căn hạch vùng việc phẫu thuật cắt bỏ tuyến kèm vét hạch cổ sau đó xạ trị bổ trợ là cần thiết. Hóa trị được dùng trong bệnh giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật và xạ trị. Điều trị chăm sóc giảm nhẹ khi bệnh ở giai đoạn cuối không còn khả năng phẫu thuật hay hóa xạ trị.
Khi phát hiện khối u tuyến nước bọt trong giai đoạn còn phẫu thuật được, không nên chỉ lấy u (nhân) hay lấy bỏ thùy nông đơn thuần. Cắt thùy hoặc cắt toàn bộ tuyến có bảo tồn dây thần kinh hoặc mạch máu nếu khối u nhỏ ở nông mà không xâm lấn ra ngoài nhu mô tuyến. Bảo tồn dây thần kinh mặt là một nguyên tắc phẫu thuật.
, xương trong trường hợp u có xâm lấn.
Phẫu thuật vét hạch cổ chọn lọc, vét hạch chức năng và vét hạch cổ triệt căn tùy thuộc đánh giá di căn hạch trước điều trị.
Xạ trị bổ trợ hậu phẫu nếu khối u độ ác tính cao, xạ trị kết hợp hóa trị với trường hợp không còn khả năng phẫu thuật. Một số thuốc ức chế miễn dịch được nghiên cứu chứng minh rằng có tác dụng trên một nhóm các bệnh nhân đã thất bại với biện pháp hóa trị liệu.
6. Kết luận
Ung thư tuyến nước bọt có tiên lượng tốt khi bệnh ở giai đoạn sớm và được phẫu thuật triệt để và được đánh giá cẩn thận đa chuyên khoa, tiên lượng xấu khi không phẫu thuật được, bệnh tiến triển.
Sau điều trị cần theo dõi 1-3 tháng/lần trong năm đầu tiên, 4-6 tháng/lần trong năm thứ hai, 8 tháng/lần trong các năm tiếp theo. Sau 5 năm có thể tái khám 1 năm/lần.
Để phòng bệnh ung thư tuyến nước bọt cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đủ ít nhất 2 lít nước/ ngày. Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu và cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.